Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

Anh hay chú??? Chị hay cô???




1). Khi bạn 20 tuổi (đang học đh) , bạn xưng hô với 1người trên 35 tuổi là chú/cô - cháu, dưới 35 tuổi là anh/chị - em.

2). Khi bạn 25 tuổi (già sử tốt nghiệp đh được 3năm, 1năm lên bờ xuống ruộng kiếm việc, 2năm bầm dập te tua tơi tả do làm việc) thì bạn sẽ sử dụng thường xuyên cách xưng hô anh/chị - em với tất cả những người trên 20 dưới 60tuổi (cho dù họ có hơn các cụ thân sinh của mình bao nhiêu tuổi)

Ở (1) biên độ tuổi trong vùng "anh/chị" là 15

Ở (2) biên độ tuổi trong vùng "anh/chị" là 40

Máy móc mà tính thì 40 - 15 - 5(tuổi tăng từ 20->25) - 5(tuổi trẻ lại nhờ sự "anh/chị" với người 20) = 15 (có thể hiểu là đơn vị tuổi bạn già đi )

Tuy nhiên, công thức trên ko hẳn là áp dụng áp đặt được cho mọi người (vì có người sẽ có biên độ rộng hay hẹp hơn). Và có một số người lại dùng phương thức khác để tính "anh/chị" hay "cô/chú". Ví dụ như:

Lấy mốc tuổi anh/chị của mình (+/- 1-9 tuổi) để xưng hô "anh/chị" (với người ko có anh/chị ruột thì dùng tạm anh/chị họ hay chính mình)

Lấy mốc tuổi cha/mẹ của mình (+/- 1-9 tuổi) để xưng hô "cô/chú" (với người ko có cha/mẹ ruột thì dùng tạm cha/mẹ nuôi hay cô/dì/chú/bác/cậu/mợ/... với biên độ +/- ở tuổi của người nhỏ nhất và người lớn nhất )

Và còn hàng 1001 phương cách xưng hô, tiếng Việt ta giàu và đẹp mừ (đọc bài viết để thấy ntn nhé )

Câu chuyện tiếng Việt

Người nói những thứ ngôn ngữ chỉ có wò với nì, I với you, je với tu, vous... chắc thèm có được sự diễn đạt phong phú của cách xưng hô trong tiếng Việt. Nhưng sự phong phú này có lúc cũng gây không ít phiền toái.

- Trong một bài báo, ba người đàn ông lần lượt được gọi là ông, anh, bạn. Ông là người có chút chức quyền, chưa hẳn đã nhiều tuổi hơn anh; anh là người trẻ tuổi đã đi làm, chưa hơn hẳn bạn về số tuổi; bạn là một sinh viên còn đang học (???).

Đã có chức quyền rồi thì dù có trở thành tội phạm cũng vẫn được gọi là “ông” (“Cục Cảnh sát điều tra... Bộ Công an đã... bắt tạm giam hai người nguyên là cán bộ Công an TP X phạm tội “nhận hối lộ” và “che giấu tội phạm” là LêXX và VõYY (hai ông này khi phạm tội là cán bộ công an phường ZZZ...). Như vậy, đã có sáu người bị khởi tố, bắt giữ, trước đó là bốn ông: A, B, C, D.”), mặc dù tiếng Việt vẫn còn từ trung tính “người” có thể dùng trong trường hợp này, nếu không muốn dùng “tên”.

- Đã là đoàn viên thì không được gọi là ông: các bí thư Trung ương Đoàn gần 40 tuổi vẫn chỉ là các “anh”.

- MC khoảng 30 tuổi rất khó xưng hô với người trạc 48-50, chú-cô hay anh-chị?

- Đã từng có nhiều ý kiến gợi ý không nên dùng từ “em” để xưng hô thay “tôi” trong quan hệ công cộng giữa những người đã thành niên, như kiểu: “Báo cáo thủ trưởng, em...”, “Thưa sếp, em...” vì e ngại nó làm hư hỏng mối quan hệ, làm hèn kém người tự xưng hô như vậy. Ngày xưa đã có những lúc người ta dùng các từ xưng hô rất hay. Chẳng hạn trong quan hệ thầy và trò: “Trò A, trò hãy lên bảng đọc bài!”. Trong khi đó thì trước đây có hồi học sinh học xong lớp 7, học thêm hai năm trung cấp sư phạm nữa đã ra làm thầy cô giáo cấp II. Với 17, 18 tuổi mà đi dạy ở nông thôn, gặp những học sinh có khi còn lớn tuổi hơn thầy cô, giáo viên nhiều khi rất ngại xưng thầy, cô và gọi học sinh là “các em” (chứ chưa nói đến “các con” như bây giờ).

- Ở những ngôn ngữ mà từ xưng hô đơn giản (I, you, je, tu+vous), cách thưa gửi cũng đơn giản theo. Phát thanh thì “Các người nghe (listener) thân mến”, truyền hình thì “Các người xem (viewer) thân mến”, không bị xen yếu tố tình cảm như “Thưa quí vị và các bạn”. “Vị” được phân biệt với “bạn” ở mức độ tôn kính hay thân mật, chứ không phải ở tuổi tác, giới tính. Mà đã đủ chưa? Có ai bị lọt lưới, không nằm trong hai từ “vị” và “bạn” không (các cháu nhỏ chẳng hạn, chẳng lẽ không mời các cháu xem? Hay các phạm nhân trong nhà tù, có cho họ xem không? Họ là “vị” hay “bạn”?)? “Quí” chỉ có nghĩa là “số nhiều” (= các) hay có nghĩa là “đáng tôn quí” (= honorable)?

- Ai là “phu nhân”? Ai là “vợ”? Chủ tịch nước, tổng thống, thủ tướng và phu nhân, bộ trưởng và (phu nhân hay vợ?), chủ tịch thành phố/tỉnh và (phu nhân hay vợ?), nhà văn nổi tiếng (như Nguyễn Tuân chẳng hạn) và (phu nhân hay vợ?). Nếu tôi (một người thường) giới thiệu vợ tôi với các bạn: “Đây là phu nhân của tôi” thì phản ứng của người nghe sẽ như thế nào? Trên báo chí, có cả phu nhân của danh thủ Beckham, của huấn luyện viên A.Riedl, của hàn lâm viện đại học sĩ Vương Khả Lãm, hoặc khi dịch từ nước ngoài “lady” (phu nhân Macbeth ở Mtsensk)

- Ngài và ông cũng là một mặt của vấn đề phu nhân vừa nói ở trên. Lằn ranh nào cắt ngài/phu nhân với ông/bà/vợ?

- Có phải vì những sự lúng túng trên đây mà thời Pháp thuộc, nhiều người Việt thích dùng cách xưng hô “toa<->moa”, và các chatter ngày nay thích dùng “u<->me”?

Thường trong quan hệ cá nhân, mọi người đều có quyền tự do muốn gọi ai là gì cũng được. Nhưng trong các tổ chức xã hội, nếu hệ thống tổ chức càng chặt chẽ, càng đòi hỏi có hệ thống xưng hô của riêng mình.

- Trong các băng nhóm: “đại ca <-> tiểu đệ”...

- trong các tôn giáo: trình, bạch,... “hòa thượng/đức cha <-> con”, “đạo hữu<->tôi”,...

- trong sinh hoạt Đảng Cộng sản xưa nay vẫn chỉ có “đồng chí <-> tôi”, mà mọi người vẫn cảm thấy bình thường,

- trong sinh hoạt quân đội, đoàn thể, lúc đầu cũng chỉ có “đồng chí <-> tôi”, nhưng lâu dần về sau xuất hiện đủ các cách xưng hô như ngoài đời, minh họa cho các kiểu quan hệ mà người ta muốn có.

+++

Xưng hô không phải chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Nó mang nặng tính tâm lý. Nó có khả năng xoay chuyển tình thế. Nó có nội dung thông báo nhiều hơn ngôn ngữ thông thường. Hãy quan sát hai người bạn: khi còn ngồi chung ghế nhà trường: ông<->tôi, cậu<->mình, cậu<->tớ, mày<->tao, khi ra trường rồi: chỉ còn ông<->tôi, cậu<->mình; đến khi một trong hai hoặc cả hai người đã có chút chức quyền thì lập tức chuyển tông: anh<->tôi.

Ý thức được vấn đề như vậy, không biết các tổ chức xã hội lớn có nghĩ đến chuyện tự qui định cho mình một lối xưng hô bắt buộc, như có thời trong quân đội đã có gợi ý chỉ dùng từ “tôi” để nói về mình. Chắc chắn rằng không ai cải cách nổi lối xưng hô phong phú trong tiếng Việt ngoài xã hội. Song vì những mục đích cụ thể nào đó, tại sao không thể có những qui định của từng tổ chức? Những qui định chặt chẽ về xưng hô là bằng chứng của trình độ tổ chức.

HẢI THỤY ( http://vietbao.vn/Giao-duc/Qui-ma-khong-qui/40197764/202/ )